Chỉ báo trung bình động MA trong phân tích kỹ thuật là một công cụ không thể thiếu đối với nhà giao dịch. Trong nỗ lực xây dựng các phương pháp theo trung bình động thị trường, các nhà giao dịch liên tục phát minh ra các chiến lược mới dựa trên mức trung bình di chuyển. Chỉ báo EMA ra đời với cách tính trung bình theo cấp số nhân, giúp các nhà giao dịch có góc nhìn trực quan và chính xác hơn.
Xem thêm : đăng ký exness
Chỉ báo EMA là gì?
Chỉ báo EMA là phương pháp phân tích theo kỹ thuật được nhiều nhà giao dịch có kinh nghiệm sử dụng trong nhiều năm giao dịch tài chính. Trong bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp tới các bạn cách đọc chỉ báo EMA đơn giản, đây là một trong những công cụ hiệu quả cho các nhà giao dịch.
Chỉ báo EMA trung bình theo hàm mũ là một trong hai chỉ báo “xịn sò” của trung bình động. Với EMA nó xác định trọng số của những dữ liệu gần nhất, với tính toán đó nó giúp cho đường đi chuẩn xác hơn so với những đường MA đơn giản.
Tức là EMA phản ứng nhanh và chính xác hơn về sự thay đổi trong hành động giá của một cặp tiền nào đó. EMA là một phần quan trọng trong chiến lược của nhiều nhà giao dịch; bởi nó có thể phát huy tác dụng hiệu quả nhất khi kết hợp với những chỉ báo kỹ thuật khác nhau.
Khung thời gian EMA
Tùy vào chiến lược và phương pháp của mỗi nhà giao dịch để căn chỉnh mức thời gian cho phù hợp. Chúng tôi có gợi ý một số khung thời gian nhất định được các nhà giao dịch đã thử nghiệm như:
Dài hạn: Các chỉ số thiết lập trên trong EMA gọi là khung thời gian, và phổ biến nhất được nhiều nhà giao dịch sử dụng là các mức như 50; 100; 200 cho khung dài hạn.
Ngắn hạn: Nếu là nhà giao dịch ngắn hạn, thường họ sẽ sử dụng đường EMA 12 và 26 là tốt nhất.
Bạn hoàn toàn có thể vào phần thiết lập để điều chỉnh những con số này. Để đưa ra được những con số như trên các chuyên gia giao dịch đã tính toán và thử nghiệm chúng. Nếu là nhà giao dịch mới vào chúng ta nên kế thừa và hiểu rõ phương pháp để giao dịch. Hoặc tốt hơn bạn có thể thiết lập với những con số khác phù hợp với mình. Bạn cũng có thể tham khảo thêm xem có phù hợp với phong cách giao dịch của mình hay không.
Xem thêm : đăng ký exness
Ví dụ chỉ báo EMA
Nhờ vào tính toán theo trọng số nên EMA giúp cho các nhà giao dịch giảm bớt áp lực bởi ảnh hưởng từ độ trễ thời gian trên biểu đồ. Bằng cách xác định trọng số lớn nhất trong khoảng thời gian gần nhất, từ đó giúp cho độ chính xác của nó tốt hơn. Ở hình bên dưới bạn có thể thấy EMA là đường màu xanh, so với đường trung bình đơn giản SMA, đường EMA nằm sát đường giá của biểu đồ nến hơn, như vậy độ trễ sẽ giảm đi và tăng độ chính xác cho nhà giao dịch.
Làm thế nào để sử dụng chỉ báo EMA?
EMA là chỉ báo hữu ích và ưa thích với các nhà giao dịch ngắn hạn, họ thường nhìn chỉ báo và ra những quyết định cho giao dịch nhanh chóng. Đường EMA hoạt động độc lập và bạn có thể kết hợp với bất kỳ công cụ nào khác để hoàn thành bức tranh tổng thể cho chiến lược của bạn.
Trước khi xác định đường đi của chỉ báo EMA bạn cần biết cách đọc EMA.Có một số nguyên tắc với chỉ số trùng bình động theo hàm mũ này là:
Với khung thời gian dài, EMA giúp bạn nhìn rõ được xu hướng tổng thể của thị trường và đường đi của giá trên biểu đồ tốt hơn.
Vẽ đường EMA ngắn lồng với khung EMA dài hạn sẽ giúp bạn xác định những cơ hội chéo tốt hơn.
Tín hiệu mua nếu đường EMA tăng lên. Khi giá giảm xuống gần đường trung bình động là tín hiệu để mua lên.
Tín hiệu bán nếu đường EMA giảm xuống. Bạn nên theo phe bán khi đường EMA như thế này.
Xác định mức hỗ trợ: Nếu giá và chỉ báo EMA cắt nhau ở phía trên đường EMA thì nó đứng ở vai trò hỗ trợ.
Xác định mức kháng cự: Nếu giá và chỉ báo EMA cắt nhau ở phía dưới đường EMA thì lúc này nó vai trò mức kháng cự
Mỗi nhà giao dịch có một phong cách và phân tích khác nhau. Họ thường kết hợp chỉ báo này với một vài công cụ khác; vì vậy bạn cũng nên kiểm tra tính hiệu quả và thực hành chúng thường xuyên trên tài khoản demo để chắc chắn rằng bạn hiểu rõ cách làm việc của những công cụ này. Bạn nên nhớ đây chỉ là công cụ giúp bạn có góc nhìn tốt hơn và là một phần trong chiến lược giao dịch của bạn mà thôi, đừng quá phụ thuộc vào chúng nhé. Bởi đôi khi thị trường biến động bởi những tin tức cơ bản mà nó không theo một quy luật nào cả, nó sẽ làm bạn cháy tài khoản nhanh hơn nếu không cẩn thận.
Xem thêm : sàn exness
Nhìn vào biểu đồ bên dưới để biết EMA 200 ngày có thể giúp bạn xác định mức tăng giá tiềm năng như thế nào.
Tại các điểm được chỉ định, bạn có thể thấy rằng trong một xu hướng tăng, khi giá chạm đường, EMA báo hiệu mức hỗ trợ và giá sẽ tăng trở lại. Tín hiệu này cho thấy các điểm mua tiềm năng. Ngược lại, tín hiệu bán với chỉ báo EMA 200 ngày sẽ được xác định khi giá chạm đường từ bên dưới, cho thấy EMA đóng vai trò là ngưỡng kháng cự.
Lưu ý với những xu hướng biểu đồ giá đi ngang hoặc không có xu hướng rõ ràng các nhà giao dịch không nên sử dụng phương pháp này vì dễ xảy ra nhầm lẫn và không hữu dụng cho việc xác định tín hiệu vào lệnh.
Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để tìm hiểu thêm về sàn forex tốt nhất